You are currently viewing Hãy giúp Google hiển thị những quảng cáo bạn thích

Hãy giúp Google hiển thị những quảng cáo bạn thích

Duyệt web, tìm kiếm thông tin trên Google, xem Youtube đã trở thành nhu cầu thiết yếu hàng ngày của chúng ta. Hiện tại các dịch vụ này đa phần là miễn phí: Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin trên Google miễn phí, chúng ta có thể xem Youtube không tốn một đồng nào, đa phần các trang web cung cấp thông tin cho chúng ta tìm đọc mà chả cần bạn phải quẹt QR, chuyển khoản thanh toán gì cả. 

Tại sao lại thế nhỉ? 

Nhờ Quảng Cáoooooo, Quảng cáo khắp nơi… Chúng ta có thể nhìn thấy quảng cáo ở:

  • Trang tìm kiếm Google: Khi bạn gõ vào từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang tìm kiếm, hiện ra đầu tiên ở danh sách kết quả tìm kiếm là một doanh nghiệp nào đó với chữ “Quảng cáo” cùng các thông tin như số điện thoại, địa chỉ cùng đánh giá.
  • Youtube: Quá quen thuộc với các đoạn quảng cáo xuất hiện trước, trong hoặc sau các video, các quảng cáo này cũng có chữ “Quảng cáo” hoặc “Được tài trợ”. Một số quảng cáo cho phép bỏ qua sau khi xem một vài giây.
  • Trên các trang web có liên kết hiển thị quảng cáo với Google: Bao gồm các hình ảnh hoặc video quảng cáo nằm ở bên cạnh trang, đầu trang, cuối trang, bất cứ chỗ nào mà người quản trị trang web muốn quảng cáo hiển thị nhằm mục đích cho người vào trang web nhìn thấy càng nhiều càng tốt.

Nguồn: Google Ads

Dịch vụ cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo trên trang tìm kiếm, Youtube và các trang web liên kết là nguồn thu để Google và các trang web có thể duy trì việc cung cấp các dịch vụ miễn phí cho chúng ta, LukBaoNgoc cũng rất ủng hộ việc này (win-win mà), dù gì chúng ta cũng được hưởng lợi rất nhiều.

Thế bạn có cảm thấy khó chịu khi có quá nhiều các quảng cáo không liên quan xuất hiện không? LukBaoNgoc nghĩ chắc chắn là có vì mặc định các thuật toán hiển thị và ưu tiên quảng cáo của Google sẽ phát ngẫu nhiên các quảng cáo ở một phạm vi rất rộng nếu bạn không “dạy” cho nó bạn quan tâm đến cái gì và cụ thể hơn là thương hiệu gì.

Vậy làm thế nào để “dạy” cho Google biết bạn quan tâm đến cái gì để Google hiển thị quảng cáo cho phù hợp? Hãy cùng LukBaoNgoc tìm hiểu nhé.

1, Trang web để chúng ta “dạy” cho Google chúng ta quan tâm đến những quảng cáo nào nằm tại:

https://myadcenter.google.com

2, Bạn cần đăng nhập tài khoản Google của mình để thực hiện việc “dạy” này.

3, Ở góc phải của trang web có mục “Personalized ads”, bạn click vào và chọn “On”

4, Ở bên trái của màn hình, dưới logo My Ad Center có các mục chính:

  • My Ads: hiển thị 3 phần chính:
    • Ad topics for you: Là danh sách các chủ đề quảng cáo (không đầy đủ) để bạn có thể xem và chọn nhanh các chủ đề quảng cáo
    • Brands for you: Là danh sách các thương hiệu (không đầy đủ) bạn đã tìm kiếm để bạn có thể xem và chọn nhanh
    • Your recent ads: Các quảng cáo gần đây đã xuất hiện gần đây cho bạn với Topics hoặc Brand liên quan
  • Customize Ads: Phần chính là đây, có 3 tab chính để bạn chỉnh
    • Topics: Bạn có thể thêm (+) và bớt (-) các quảng cáo liên quan đến chủ đề nào đó (Ví dụ: LukBaoNgoc sẽ thích các chủ đề Photographic&Digital Arts; Business&Productivity Software; Women’s Clothing; Photosoftware… và sẽ bỏ các chủ đề chả liên quan đến mình như: Hardware Tools&Accessories; Games; Network Security Software…)
    • Brands: Phần này sẽ khá thú vị nếu bạn tìm kiếm nhiều liên quan đến thương hiệu cụ thể nào đó (ví dụ như: Dior, Chanel, Burberry, Givenchy…) – các thương hiệu này sẽ xuất hiện nếu như bạn đã tìm kiếm nó với Google trước đây, nếu chưa xuất hiện thì bạn lại “tìm kiếm” trên Google đã nhé. Bạn cũng thêm (+) và bớt (-) như với Topics
    • Sensitive: Các chủ đề nhạy cảm bao gồm: Alcohol; Dating; Gambling; Pregnancy and Parenting; Weight loss, bạn có thể bật tắt các phần này. LukBaoNgoc tắt hết
  • Manage Privacy: Các thông tin cá nhân của bạn ở dạng tổng quan cũng được Google thu thập để hiển thị các quảng cáo liên quan. Ở trang này, bạn có thể rà soát lại các thông tin cá nhân của mình có đúng hay không để Google cung cấp các quảng cáo phù hợp, có 3 phần chính:
    • Your Google Account info: Phần này gồm: giới tính, độ tuổi và ngôn ngữ sử dụng. Các thông tin này không tắt được
    • Categories used to show you ads: Các thông tin này có thể bật hoặc tắt bao gồm: Tình trạng hôn nhân / hẹn hò (Relationships), mức thu nhập (Household income), trình độ (Education), lĩnh vực công việc (Industry), quy mô doanh nghiệp đang làm việc (Employer Size), có sở hữu nhà hay chưa (Homeownership), tình trạng con cái (Parenting). Bạn có thể chọn vào từng mục để bật/tắt
    • Activity used to personalize ads: Google sẽ thu thập các tương tác của bạn với các trang web, ứng dụng; lịch sử tìm kiếm Youtube; địa điểm của bạn để đề xuất các quảng cáo phù hợp về nội dung và địa điểm. Bạn có thể xem lại các hoạt động của mình tại trang https://myactivity.google.com (Đây cũng là trang tổng hợp lại các tương tác / tìm kiếm của bạn với Google, Youtube

Nguồn: Google

Vậy đấy, với những thiết lập phù hợp, bạn hoàn toàn có thể “dạy” Google bạn muốn xem những quảng cáo như thế nào, giúp “cá nhân hóa” trải nghiệm của mình hơn với Google, Youtube và các trang web liên kết. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình sử dụng internet để học tập, làm việc, giải trí.

Happy personalization!